Đế quốc Đại Hàn
Đế quốc Đại Hàn

Đế quốc Đại Hàn

Đế quốc Đại Hàn (Tiếng Hàn: 대한제국; Hanja: 大韓帝國; Hán-Việt: Đại Hàn Đế Quốc) là quốc hiệu chính thức của bán đảo Triều Tiên trong giai đoạn từ năm 1897–1910, được tuyên bố thành lập vào ngày 13 tháng 10 năm 1897 để thay thế cho nhà Triều Tiên bởi Triều Tiên Cao Tông.Đế quốc Đại Hàn là kết quả của một chuỗi các sự kiện bao gồm: Điều ước bất bình đẳng Nhật–Triều (1876), Cải cách Gwangmu (Quang Vũ, 1894-1896) của vua Cao Tông, Phong trào nông dân Đông Học (1894-1895) và chiến thắng quân sự của Đế quốc Nhật Bản trước nhà Thanh.Sau khi giành được thắng lợi nhanh chóng trong chiến tranh Nhật–Thanh, Đế quốc Nhật Bản đã buộc nhà Thanh phải từ bỏ toàn bộ quyền lực cùng tầm ảnh hưởng tại bán đảo Triều Tiên. Trên danh nghĩa, sự tuyên thệ đế quốc này là nhằm tuyên bố độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Triều Tiên, đoạn tuyệt với mối quan hệ vốn lệ thuộc vào triều đình Mãn Thanh đồng thời tiếp tục thực hiện công cuộc hiện đại hóa đất nước. Nhưng trên thực tế, sự lệ thuộc của nhà Triều Tiên chỉ chuyển từ tay nhà Thanh sang Nhật Bản. Đến năm 1910, sau khi đã củng cố vững chắc quyền lực, lực lượng quân quản của phát xít Nhật đã bãi bỏ quốc hiệu này và kể từ đó toàn bộ bán đảo Triều Tiên trực tiếp nằm dưới sự cai trị của Đế quốc Nhật Bản.Vua Cao Tông trước đó đã thực hiện một phần những cải cách nhằm canh tân đất nước; bao gồm đổi mới quân đội, kinh tế, chính sách điền địa, hệ thống giáo dục và tiếp tục mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác trên toàn quốc dựa theo mô hình của cuộc Duy Tân Minh Trị vốn đã áp dụng rất thành công ở Nhật Bản trước đó đồng thời đưa Nhật từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một đế quốc phát triển, nhưng cũng đúng thời điểm này, chính phủ quân phiệt Nhật đã bắt đầu cảnh giác trước những nỗ lực hiện đại hóa cùng tham vọng công nghiệp hóa của triều đình Triều Tiên trong cuộc cải cách Quang Vũ. Cuối cùng, ngay sau sự việc Thống sứ kiêm Toàn quyền Nhật Bản tại Triều Tiên Itō Hirobumi bị nhà cách mạng An Jung-geun ám sát tại Mãn Châu, quân phiệt Nhật cùng với các lực lượng nội gián, tay sai bản xứ đã sử dụng vũ lực để thôn tính cũng như sáp nhập Đế quốc Đại Hàn vào lãnh thổ của mình.

Đế quốc Đại Hàn

Vị thế Đế quốc
Thủ đô Hán Thành
Ngôn ngữ thông dụng Tiếng Triều Tiên
Tiếng Nhật
Tôn giáo chính Nho giáo
Phật giáo Triều Tiên
Shaman giáo
Cơ đốc giáo
Đạo giáo
Minh Thạnh giáo
Tên dân cư Người Triều Tiên
Chính phủ Quân chủ tuyệt đối đơn nhất
Hoàng đế  
• 1897–1907 Triều Tiên Cao Tông
• 1907–1910 Yi Wan-yong
Nội các Tổng lý Đại thần  
• 1894–1896 Kim Hong-jip
• 1897–1898 Yun Yong-seon
• 1905 Han Gyu-seol
• 1905–1907 Pak Je-sun
Lập pháp Jungchuwon
Thời kỳ Chủ nghĩa Tân đế quốc
• Tuyên thệ đế quốc 13 tháng 10 năm 1897
• Hiến pháp đầu tiên 17 tháng 8 năm 1899
• Hiệp ước Eulsa 17 tháng 11 năm 1905
• Bí mật công việc cố vấn ở kinh thành 1907
• Bãi bỏ quốc hiệu và hiệp ước sáp nhập với Đế quốc Nhật Bản. 29 tháng 8 năm 1910
• Tuyên bố độc lập 1 tháng 3 năm 1919
Diện tích  
• Tổng cộng 222,300 km2
86 mi2
Dân số  
• 1900[1] 17.082.000
Đơn vị tiền tệ Lạng (1897-1902)
Won (1902-1910)
Hiện nay là một phần của  Đại Hàn Dân Quốc
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Liên quan